Vì sao đèn halogen trên xe máy không còn được ưa chuộng ?

Vì sao đèn halogen trên xe máy không còn được ưa chuộng ?

Đèn pha dạng bóng halogen đang là trang bị cơ bản của rất nhiều mẫu xe máy trên thị trường. Tuy nhiên, dạng đèn này đã không còn được ưa chuộng bởi một số nhược điểm nhất định.

Thủy tổ của bóng đèn Halogen, không thể thông nhắc tới dạng đèn sợi đốt truyền thống từng sử dụng trên xe hơi ở đầu thập kỷ 40, và rồi chúng dần bị thay thế bởi đèn ha-lo-gen vào cuối những năm 70. Vẫn đặt trong bầu kín nhưng ánh sáng được cải thiện rõ nét. Đến thập kỷ 80, có thể thay riêng bóng mà không cần thay cả bầu đèn. Lúc này, những nhà sản xuất ôtô và xe máy đã có thể thiết kế nhiều kiểu dáng, phong cách đèn pha khác nhau.

Phải thừa nhận rằng, đối với nhiều nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam, việc trang bị cho sản phẩm của mình hệ thống đèn bóng halogen dường như vẫn là điều hiển nhiên. Bởi dạng đèn này có chi phí sản xuất khá rẻ và sở hữu cấu tạo không quá phức tạp.

Phần chóa đèn nguyên bản sử dụng bóng đèn Halogen trên Honda SH 2016

Mặt khác, mỗi bóng đèn halogen cũng sở hữu tuổi thọ chiếu sáng trung bình lên đến 1.000 giờ trong điều kiện môi trường thông thường, đủ lâu để người dùng không cần quá quan tâm đến việc thay thế và sửa chữa định kỳ. Nhưng nếu có, chi phí thay thế cũng chỉ là khoảng 20-30 USD cho một cụm đèn hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, những người sử dụng xe máy, đặc biệt là giới chơi xe đã dần dà không còn ưa chuộng loại đèn này nữa, mà ưu tiên chuyển sang sử dụng những loại đèn mang lại hiệu quả chiếu sáng cao hơn, đương nhiên là với một cấu tạo phức tạp hơn cùng khoản đầu tư tốn kém hơn.

Vài nét về đèn bóng Halogen

Để tạo ra phần cốt lõi của bóng đèn, nhà sản xuất sẽ sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn dây tóc thường.

Quay trở lại giai đoạn đầu với những loại đèn pha cổ điển sử dụng bầu kín. Khi xảy ra hiện tượng bóng cháy, sẽ thật thật lãng phí nếu thay cả chụp đèn, do đó bạn chỉ nên thay bóng mà thôi. Các nhà sản xuất theo những tiêu chuẩn khác nhau, bởi vậy khi chọn hãy chú ý đặc biệt đến giá đỡ, hình dạng, kích thước và nhiệt độ màu. Bóng nguyên gốc trên xe thường làm việc ở dải nhiệt độ 4.100-4.300K, tạo ra ánh sáng gần giống ban ngày. Nếu ánh đèn phát ra có màu hơi xanh hoặc tía thì ở khoảng 5.000-6.000K. Nhiệt độ màu cao không đồng nghĩa sẽ cường độ sáng mạnh, nó chỉ đơn thuần làm thay đổi màu sắc ánh sáng phát ra.

So với bóng sợi đốt truyền thống, bóng đèn halogen có tuổi thọ cao hơn đáng kể. Vì sử dụng thêm một khối khí halogen ngăn hiện tượng mòn do kim loại bay hơi ở nhiệt độ cao khiến dây tóc bị đứt. Một lưu ý khác, hãy luôn thận trọng với loại bóng giá rẻ hoặc không rõ nguồn gốc. Chúng có thể nhanh cháy hoặc dây tóc đặt sai vị trí làm giảm khả năng chiếu sáng trong đêm. 

Nhược điểm của đèn bóng Halogen

Tuy  sở hữu những điểm cộng khá rõ ràng như cấu tạo đơn giản, dễ dàng thay thế và sửa chữa hay chi phí thay thế khá rẻ, tuy nhiên bóng đèn Halogen cũng sở hữu không ít nhược điểm có thể gây phiền toài đối với những người chủ đòi hỏi nhiều hơn ở một phương tiện di chuyển cơ bản.

Đèn pha sử dụng bóng đèn Halogen trên Piaggio Medley

Đầu tiên, chúng ta hãy nhắc đến cấu tạo của đèn bóng halogen, bóng đèn này được làm bằng một loại thủy tinh có khả năng chịu nhiệt rất cao, bên trong là một  sợi “dây tóc” từ vonfram, trong khi xung quanh là khí, thường là argon và nitơ. Để phát sáng, dây tóc sẽ nhận một lượng điện năng chuyển từ ắc-quy, nóng đến khoảng 2.500 độ C. Như vậy, rõ ràng lượng điện năng từ ắc quy bị phung phí thành nhiệt năng là rất lớn, khiến nhiệt độ của phần chóa đèn ngoài tăng cao đáng kể và có thể gây nguy hiểm khi động vào sau khi sử dụng trong một thời gian dài.

Sau một quá trình sử dụng bóng đèn halogen, nhiệt độ cao sẽ làm sợi “dây tóc” từ vonfram dần bốc hơi, đọng lại trên phần thủy tinh của bóng đèn, điều này có thể gây thủng lớp thủy tinh mỏng và làm giảm hiệu năng của bóng đèn.

Tuy rằng dạng bóng đèn này có quy trình bảo dưỡng và thay thế khá đơn giản, nhưng trong quá trình thay thế bóng đèn, sự bất cẩn của người thợ có thể làm bẩn lớp mạ phản chiếu và khuếch đại ánh sáng, dẫn tới việc giảm chức năng chiếu sáng.

Một vấn đề nữa là sự phản ứng của bóng đèn halogen với các chất. Ví dụ, khi thay bóng đèn hỏng, bạn không được sờ vào bầu thuỷ tinh. Muối trong mồ hôi tay sẽ làm giảm tuổi thọ bóng đèn.

Giải pháp thay thế

Ngày nay, đối với người chơi xe, việc thay thế hệ thống chiếu sáng cho chiếc xe máy của mình, hay còn gọi là “độ đèn” không còn là điều quá khó. Chỉ riêng tại Hà Nội, đã có khá nhiều cơ sở, trung tâm mở ra với chuyên môn là tùy chỉnh lại hệ thống đèn bóng halogen nguyên bản của xe máy, chủ yếu là thay thế bằng một hệ thống đèn bi xenon, bi xenon projector.

Việc thay thế cụm đèn pha dạng bóng halogen nguyên bản trên xe máy bằng một hệ thống đèn bi xenon, bi xenon projector sẽ tốn khá nhiều thời gian, đi kèm một khoản phí không hề rẻ. Bù lại, ưu điểm, đầu tiên của đèn bi-xenon chính là tiết kiệm năng lượng và mang lại nguồn sáng mạnh mẽ hơn nhiều so với đèn halogen thông thường. Tuy nhiên, đây cũng lại chính là điểm yếu của loại đèn này, vì ánh sáng quá mạnh của đèn xenon thường khiến người và xe đi đối diện bị chói mắt.  Đèn bi-xenon có tuổi thọ dài hơn đèn halogen. Ở điều kiện bình thường, đèn xenon có tuổi thọ hoạt động là khoảng 2.000 giờ.

Chóa đèn của Honda SH đã được thay thế bằng hệ thống đèn bi xenon projector lấy từ Audi Q5

Gần đây, cũng đã có một số mẫu xe máy thuộc phân khúc trung – cao cấp đã nói không với hệ thống đèn bóng halogen thế hệ cũ. Điển hình như mẫu Honda Airblade phiên bản 2016, chiếc xe được ứng dụng công nghệ đèn full LED, LED là viết tắt của Light-Emitting Diode (Đi-ốt bức xạ ánh sáng). Cấu tạo và cách phát sáng của đèn LED khá phức tạp, nhìn chung đây là loại đèn dựa trên công nghệ bán dẫn, trong đó sự chuyển động của các điện tử sinh ra bức xạ ánh sáng nhiều màu khác nhau tùy vào chất trong chíp bán dẫn.


Đèn pha Full LED của mẫu Honda Airblade 2016

Đèn pha kết hợp bóng bi xenon projector và bóng Halogen trên Yamaha Nouvo

Tựu chung, ngày nay các hãng liên tục đưa ra nhiều công nghệ mới để chứng tỏ năng lực dẫn đầu của mình, đèn pha cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Từ những bóng đèn acetylen đơn giản năm 1980 đến công nghệ LED, laser phức tạp ngày nay là cả một chặng đường phát triển.

Nguồn: Sưu tầm internet

 

0 Comments

Leave a Reply

Đăng nhập

Megamenu

Your cart

There are no more items in your cart